NHỮNG TÌNH HUỐNG NGHI NGỜ NHIỄM HIV VÀ CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Những tình huống nên nghi ngờ nhiễm HIV

Trong trường hợp tình cờ bị kim tiêm đâm vào người khi đi ngoài đường, kim tiêm dưới ghế ở nơi công cộng, dẫm phải kim tiêm dính máu trong công viên hoặc bị tấn công bởi vật sắc nhọn nào đó trên đường phố, gây ra vết thương trên da, thì nên nghĩ đến khả năng phơi nhiễm #HIV. Rất nhiều người khi lâm vào những tình huống như vậy thì rất hoang mang, lo lắng không biết phải làm gì khi nghi ngờ nhiễm HIV, liệu mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV hay không.

Nếu chẳng may một người bị kim tiêm, vật sắc nhọn dính máu đâm phải, người đó xem như rơi vào tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng bị lây nhiễm HIV. Như vậy, khâu xử lý ban đầu là rất quan trọng và bệnh nhân nghi nhiễm HIV cần được điều trị dự phòng phơi nhiễm càng sớm càng tốt.

Cần làm gì khi nghi ngờ nhiễm HIV?

Thông thường, khi bị đâm bởi một vật nhọn nghi có dính máu, các nạn nhân sẽ có tâm lý vô cùng sợ hãi, lo sợ nên cố gắng nặn máu ra ngoài. Cách xử trí này là hoàn toàn sai và nguy hiểm, bởi vì việc nắn bóp vết thương sẽ vô tình tạo ra thêm nhiều tổn thương viêm, làm tăng nguy cơ virus HIV xâm nhập vào cơ thể.

Đầu tiên, nạn nhân nghi ngờ nhiễm HIV phải làm sao lấy lại được sự bình tĩnh và xử lý theo những bước sau đây:

Nhanh chóng lấy các vật sắc nhọn gây vết thương chảy máu ra khỏi cơ thể (nếu có).

Rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Tránh thực hiện các thao tác cầm máu hoặc bịt chặt vết thương ngay mà nên để cho vết thương tự tháo máu ra trong thời gian ngắn, tuyệt đối không được nặn bóp vết thương.

Rửa kỹ lại vết thương một lần nữa bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, làm #xét_nghiệm HIV và điều trị phơi nhiễm.

Xử lý vết thương trước khi xét nghiệm HIV

Rửa kỹ vết thương chảy máu bằng nước sạch

Nguy cơ lây nhiễm HIV từ vết thương ra sao?

Khi đến cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được đánh giá khả năng lây nhiễm HIV từ vết thương. Nếu là tổn thương nông ở da, không gây chảy máu hoặc chảy máu ít, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV chỉ tiếp xúc đến vùng niêm mạc không bị tổn thương viêm loét, thì nguy cơ lây nhiễm là tương đối thấp.

Riêng với trường hợp da bị tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV tiếp xúc vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng có sẵn, thì nguy cơ lây nhiễm HIV là tương đối cao, cần phải xử trí nhanh và điều trị kịp thời.

 Nghi ngờ nhiễm HIV phải làm xét nghiệm gì?

Trước hết, nạn nhân cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra khả năng đã có nhiễm HIV chưa. Song song đó, có thể bắt đầu điều trị phơi nhiễm ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, khi nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính, tức là nạn nhân đã bị nhiễm bệnh từ trước, phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm cần thiết khác để theo dõi quá trình điều trị, chẳng hạn như huyết đồ, thăm dò chức năng gan, chức năng thận.

Nếu bạn các trường hợp nghi nhiễm, có thể liên hệ với #Full_House_Đồng_Nai để được tư vấn và xét nghiệm miễn phí.


FULL HOUSE ĐỒNG NAI

Nơi hạnh phúc bắt đầu

Địa chỉ: Hẻm 71 Trần Phú, Ấp Bến Cam, Xã Phước Thiền, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0394397052

TƯ VÁN VÀ XÉT NGHIỆM HIV MIỄN PHÍ

#Full_House_Đồng_Nai #HIV #AIDS #xét_nghiệm #PrEP