Truyền thông thay đổi hành vi và cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong công nhân 

Chiều 2-6, tại Trạm y tế xã Long Đức (H. Long Thành), doanh nghệp xã hội Hưng Vũ (Nhơn Trạch) đã tổ chức truyền thông về HIV cho công nhân thuộc các nhà máy, xí nghiệp xã Long Đức.

Buổi truyền thông đã cung cấp những thông tin về dự phòng HIV và tình dục an toàn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và sau phơi nhiễm (PEP), điều trị ARV và tuân thủ điều trị. Truyền thông trực tiếp cho công nhân với chủ đề “Yêu an toàn” thông qua các trò chơi, câu hỏi tương tác và chia sẻ từ các chuyên gia y tế, chuyên gia cộng đồng.

Ngoài ra, tại buổi truyền thông còn có những gian hàng tư vấn và hỗ trợ xét nghiệm sàng lọc HIV tại chỗ cho công nhân có nhu cầu, cung cấp dịch vụ PrEP lưu động (Mobile PrEP).

Đây là chương trình truyền thông và dự phòng HIV trong công nhân trong nhà máy, xí nghiệp (SAFE-ZONE) do Trung tâm LIFE và tổ chức PATH phối hợp cùng CDC Đồng Nai và Trạm Y tế Long Đức thực hiện. 

Mai Liên - Báo CDC Đồng Nai


Các rào cản pháp lý trong triển khai hợp đồng xã hội tại Việt Nam

[VOV2] - Khi các tổ chức quốc tế cắt giảm hoặc chấm dứt hỗ trợ tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS, việc huy động các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ phòng chống dịch thông qua ký kết hợp đồng bằng nguồn ngân sách trong nước là điều tất yếu. 

Theo báo cáo tiến độ về phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 ở Việt Nam các tổ chức xã hội có thể đóng góp 25-50% trong việc cung cấp một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên hầu hết các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS đều do nguồn kinh phí của các tổ chức quốc tế tài trợ. Trong bối cảnh các tổ chức quốc tế cắt giảm hỗ trợ tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta và tiến tới chấm dứt hỗ trợ hoàn toàn trong tương lai, để tiếp tục duy trì hiệu quả các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam đã học tập kinh nghiệm của một số quốc gia thành công đi trước đó là huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ phòng chống dịch thông qua ký kết hợp đồng bằng nguồn ngân sách trong nước.

Tuy nhiên việc sử dụng ngân sách nhà nước để hợp đồng với các tổ chức xã hội tham gia phòng chống HIV/AIDS hiện nay đang gặp một số rào cản về mặt pháp lý như chia sẻ của Ths.BS Đỗ Hữu Thủy, Phó trưởng phòng - Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV - Cục Phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế.

“Hiện Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1387QĐ-TTg/ 2016 phê duyệt các danh mục y tế -dân số nhưng các hầu hết danh mục về phòng chống HIV/AIDS không nằm trong các danh mục này vì thế không thể sử dụng nguồn ngân sách để ký hợp đồng. Văn bản thứ hai đó là nghị định 32-2019/NĐ-CP quy định hướng dẫn về giao, đặt hàng thì chỉ thực hiện đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức xã hội không phải các đơn vị sự nghiệp công lập nên không áp dụng được nghị định này. Rào cản cuối cùng đó là đến bây giờ cũng chưa có cơ quan nào ban hành định mức kỹ thuật cũng như khung giá dịch vụ cho nên chưa có cơ sở cho việc ký hợp đồng với các tổ chức xã hội để họ cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS cho chúng ta bằng nguồn ngân sách Nhà nước”, BS Đỗ Hữu Thủy phân tích.

Nhận thức được vấn đề này, Cục PC HIV/AIDS đã phối hợp với PEPFAR, USAID, USCDC, và UNAIDS xây dựng và trình Bộ Y tế “Đề án thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội” hay còn được gọi là HĐXH. Ngày 29/11/2021, Bộ Y tế đã phê duyệt đề án này, thực hiện từ năm 2022 đến năm 2024.

Trên thực tế, cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu (hợp đồng xã hội) cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội được coi là một trong những lựa chọn phù hợp, củng cố sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức xã hội hướng tới mục tiêu huy động sự tham gia có ý nghĩa của các nhóm cộng đồng nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của chương trình phòng chống HIV/AIDS. Quá trình triển khai cho thấy, yếu tố pháp lý đã tác động đáng kể đến các hoạt động này.

“Bên cạnh những hướng dẫn về phòng chống HIV/AIDS thì những quy định mới như là Luật Doanh nghiệp và Nghị định 80/2020/NĐ-CP thì đã có những quy định về thành lập doanh nghiệp xã hội mà qua đó thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để có thể tham gia đấu thầu đối với các nguồn ngân sách Nhà nước và sử dụng nguồn đó để triển khai các hoạt động PC HIV/AIDS tạo ra một sự bền vững được cụ thể hơn và hiệu quả hơn trong tương lai”- PGS.TS Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế cho biết.

Tuy nhiên, qua đánh giá thực tế, tỷ lệ các tổ chức xã hội, nhóm cộng đồng có đăng ký tư cách pháp nhân là rất thấp. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng chỉ cho phép các nhà cung cấp không phải là đơn vị sự nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công nếu dịch vụ đó có tính đặc thù, liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc chỉ có một nhà cung cấp đăng ký thực hiện.

“Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, các tổ chức nhỏ lẻ, không có tư cách pháp nhân và như vậy thì năng lực và chuyên môn, kỹ năng của nhóm cộng đồng trong việc tham gia triển khai các hoạt động trong can thiệp phòng chống HIV/AIDS cũng có những hạn chế”- BS Đoàn Ngọc Hùng - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên chia sẻ về những rào cản pháp lý trong quá trình thực hiện tại địa phương.

Ngoài ra, việc thực hiện ký hợp đồng với nhóm cộng đồng, doanh nghiệp xã hội còn gặp các vướng mắc khác liên quan đến khoảng trống pháp lý, như chưa có văn bản xác định cụ thể dịch vụ nào trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS là dịch vụ sự nghiệp công.

Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước hiện nay phân bổ một khoảng ngân sách nhất định, theo đó người đứng đầu ngành, địa phương được quyền chủ động chi tiêu theo tình hình thực tế của ngành, của địa phương. Tuy nhiên, cơ chế này khiến các đơn vị triển khai ở địa phương rất bị động, do nguồn tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhiều hay ít đều phụ thuộc vào cách phân bổ của lãnh đạo địa phương.

“Những quy chế về chế độ chính sách hay là những quy định của mỗi tỉnh thành phố để làm sao có được sự linh hoạt trong việc sử dụng nguồn ngân sách của địa phương mình vì các tỉnh thành phố không chỉ phê duyệt tổng ngân sách của địa phương mình hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS là xong mà đòi hỏi mỗi tỉnh thành phố phải có định mức chi cụ thể để sử dụng nguồn ngân sách này một cách hiệu quả đối với những ưu tiên rất đặc thù của mỗi tỉnh thành phố”- PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS khuyến nghị.

Chương trình thí điểm mô hình Hợp đồng xã hội đã cho thấy tầm nhìn và những bước tiến quan trọng để từng bước tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức xã hội trong đó có các nhóm cộng đồng vào công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và hướng đến kiểm soát dịch vào năm 2030. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và lấp đầy những khoảng trống pháp lý trong triển khai hợp đồng xã hội phòng chống HIV/AIDS, cần sự chung tay của các Bộ, ban ngành, các tổ chức quốc tế để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chính sách pháp luật cần thiết hỗ trợ các tổ chức xã hội, trong đó có các tổ chức dựa vào cộng đồng trong quá trình hoạt động.

Đề án thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS đang thực hiện tại 9 tỉnh, thành phố là: Nghệ An, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương, Hải Phòng và Điện Biên. Cục PC HIV/AIDS- Bộ Y tế cùng các đối tác quốc tế và các chuyên gia xây dựng hướng dẫn triển khai tại các địa phương bao gồm các gói dịch phòng chống HIV/AIDS, định mức kỹ thuật, khung giá dịch vụ để địa phương lập dự toán kinh phí, thống nhất cách chi trả phù hợp và ký hợp đồng với các tổ chức xã hội. Do chưa thể sử dụng ngân sách NN để thực hiện hợp đồng, Cục PC HIV/AIDS đã vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ thí điểm theo định hướng ngân sách NN.

Các tỉnh có thể lựa chọn một hoặc một số trong 4 gói dịch vụ được đề xuất: Gói 1 là cấp phát vật phẩm giảm hại. Gói 2 là tiếp cận, xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng và chuyển gửi các ca nghi ngờ nhiễm HIV tới cơ sở y tế làm xét nghiệm khẳng định. Gói 3 chuyển gửi ca HIV dương tính vào điều trị ARV, Gói 4 chuyển gửi ca âm tính vào điều trị PrEP, riêng gói 3 và 4 cũng bao gồm hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV và Prep ít nhất 3 tháng.

(Nội dung do VOV2, Cục Phòng chống HIV/AIDS và Dự án Phát triển Hệ thống Y tế Bền vững (USAID LHSS) phối hợp thực hiện). 

Buổi chia sẻ hoạt động kinh nghiệm của các tổ chức xã hội đã và đang thực hiện HĐXH tại Đồng Nai

Ngày 14-4, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) tổ chức buổi chia sẻ kinh nghiệm chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội (hợp đồng xã hội) giai đoạn 2022-2024. Đoàn tham dự gồm có : Cục phòng, chống HIV/AIDS, CDC Hải Phòng, CDC Bình Dương và các tổ chức quốc tế : USAID, EPIC-CDC, EpiC/FHI, LHSS. Cùng các Doanh nghiệp xã hội (DNXH) tại Bình Dương ( DNXH Kết Nối Trẻ, DNXH The Moon), và 2 đại diện DNXH tại Đồng Nai ( DNXH Hưng Vũ, DNXH Xuân Hợp) và các đơn vị liên quan.

Hội nghị đã chia sẻ bài học kinh nghiệm thí điểm Hợp đồng xã hội năm 2022 giữa CDC Đồng Nai và Công ty TNHH hỗ trợ cộng đồng Hưng Vũ đến tất cả các tổ chức xã hội đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm thúc đẩy sự sẵn sàng của các tổ chức xã hội trong việc tham gia thực hiện Hợp đồng xã hội về phòng chống HIV/AIDS trong thời gian tới. Bên cạnh đó, DNXH Xuân Hợp cũng có bài chia sẻ về quá trình tham gia vào HĐXH cũng như cách thức tham gia đấu thầu HĐXH cho các đơn vị.

Hiện Đồng Nai có 5 tổ chức cộng đồng đang cung cấp dịch vụ về dự phòng HIV/AIDS rất hiệu quả trong các dự án do trung tâm LIFE thực hiện (LADDERS), trong đó có 4 tổ chức cộng đồng đã phát triển thành doanh nghiệp xã hội và có thể hoạt động độc lập. Và năm 2023 thì 2 DNXH đã được chọn thực hiện tiếp tục năm thứ 2 của thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội đó là Cty Hưng Vũ và Xuân Hợp.

Trong quá trình thảo luận, các đơn vị tham gia hợp đồng xã hội cũng chia sẻ những khó khăn cũng như thuận lợi với các đối tác. Nhất là cơ chế tạm ứng để doanh nghiệp tham gia HĐXH có chi phí để chi trước và hoàn ứng sau. Có thể nói, chương trình thí điểm mô hình hợp đồng xã hội đã cho thấy những bước tiến quan trọng của Việt Nam hướng đến kiểm soát dịch vào 2030, đồng thời cũng là một tiền đề quan trọng trong việc chuyển dịch từ nguồn hỗ trợ quốc tế sang nguồn ngân sách nhà nước trong những năm tới.

Jacky Vũ

 

 

 


"Bạn đã “khai bút” chưa?

"Bạn đã “khai bút” chưa? Để khởi đầu một năm thuận lợi và thật nồng cháy, hãy cùng Life “Khai Xuân An Toàn” nhé!

Dành cho những ai chưa kịp “bắn pháo bông” ngày Tết. Ad xin gợi ý một vài bí kíp khai xuân  để có một khởi đầu năm mới thuận lợi:


1. Tìm hiểu kỹ về bạn tình của mình (nếu bạn gặp một ai đó bất chợt).

2. Tắm rửa sạch sẽ, thơm tho, nằm nghiêng ráo nước. Có thể sử dụng thêm một vài mùi hương nước hoa hoặc bodymist tăng thêm hương vị cho ngày đầu năm.

3. Luôn phòng thủ sẵn BA CON SÓI và GEL BÔI TRƠN trong thời gian bạn định KHAI BÚT

4. Luôn sử dụng ARV, PrEP hàng ngày để bảo vệ bạn và bạn tình của mình x 21 lần.

Lưu ý: Không nên hoặc hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như poppers hoặc các loại đồ-đá  để chúng ta có một năm mới thật healthy và xanh lá nhé nhé!

---------------------

🌸  TET AROUND U  🌸  LOVE AROUND U  🌸  SAFE AROUND U  🌸


Truy cập cbo.life-vietnam.org, tải app D.Health và tìm hiểu thông tin để liên hệ với tổ chức cộng đồng gần nhất để được tư vấn hỗ trợ các dịch vụ sức khỏe HIV miễn phí.


#PEPFAR #USAID #LIFECentre  #CBO #AROUNDU #ANYTIME #ANYWHERE #DHealth #GoiTet #AnNhien #SumVay #YeuThuong #LIFEVietnam #TrungtamLIFE #DHealth

"

#Fullhousedongnai #congtyhungvu


Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS

Để giảm áp lực cho Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS, thời gian qua, ngành Y tế đã rất nỗ lực trong việc thí điểm hợp đồng xã hội (HĐXH) phòng, chống HIV/AIDS và bước đầu đưa lại hiệu quả, tạo thuận lợi cho bệnh nhân HIV cũng như các đối tượng nguy cơ cao khi được tiếp cận đa dạng các dịch vụ trong phòng, chống HIV/AIDS. 

Mang lại hiệu quả tích cực

Tại Đồng Nai, mô hình hợp đồng xã hội được triển khai từ tháng 6/2022 với các gói dịch vụ bao gồm: Cấp phát các vật phẩm giảm hại và chuyển gửi người có nhu cầu điều trị Methadone; xét nghiệm HIV tại cộng đồng và chuyển gửi người có phản ứng HIV đến cơ sở y tế xét nghiệm khẳng định; chuyển gửi người có kết quả khẳng định HIV dương tính vào cơ sở điều trị ARV; chuyển gửi người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính và đủ điều kiện vào cơ sở điều trị PrEP. Qua thời gian triển khai thí điểm mô hình HĐXH đã đạt được những kết quả như: Ca tiếp cận, đánh giá nguy cơ, xét nghiệm HIV âm tính đạt 92%; kết nối thành công điều trị PrEP đạt 100%; chuyển gửi làm xét nghiệm khẳng định và kết nối thành công điều trị ARV đạt 91,7 % so với chỉ tiêu.

Là đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm HĐXH tại Đồng Nai, anh Trần Hưng - chủ Doanh nghiệp xã hội (DNXH) Hưng Vũ (H.Nhơn Trạch) cho biết, đơn vị đã hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại Đồng Nai được 4 năm, thời gian qua luôn được sự quan tâm hỗ trợ từ Sở Y tế, CDC Đồng Nai, Trung tâm nâng cao chất lượng cuộc sống (Life), dự án Epic. Việc thực hiện dự án thí điểm HĐXH thực sự là điều cần thiết và quan trọng của các tổ chức xã hội trong bối cảnh các nguồn lực tài chính giảm dần. Đó chính là việc liên kết với các cơ quan trong hệ thống nhà nước để thực hiện tốt những chỉ tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS. 

Đánh giá cao vai trò hoạt động phòng chống HIV/AIDS của các tổ chức xã hội, các nhóm hoạt động dựa vào cộng đồng (CBOs), ThS-BS Nguyễn Hữu Tài – Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai chia sẻ, họ có lợi thế đi tiếp cận truyền thông, tư vấn cho những người có hành vi nguy cơ, cung cấp các dịch vụ như bơm kim tiêm, bao cao su, chất bôi trơn; Họ cũng có thể xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng bằng test nhanh. Qua đó, giới thiệu khách hàng có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ như người nhiễm HIV đến cơ sở điều trị ARV sớm, người chưa nhiễm dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) hay người nghiện chất dạng thuốc phiện đến cơ sở y tế điều trị methadone.  

“Trước thực tế vẫn tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV thuộc nhóm dễ tổn thương như người nghiện chích ma túy, người bán dâm hoặc nam quan hệ tình dục đồng giới, hệ thống y tế nhà nước khó tiếp cận hơn với các đối tượng này so với các tổ chức xã hội. Vì vậy, khi thực hiện mô hình HĐXH, giúp ngành y tế dễ dàng tiếp cận hơn đối với đối tượng đích”, BS Tài nói.

Mở rộng dịch vụ dù còn khó khăn 

Trong quá trình thực hiện thí điểm HĐXH còn có những khó khăn nhất định. Anh Trần Hưng chia sẻ, vì đây là loại hình dịch vụ mới lại là đơn vị đầu tiên của tỉnh thực hiện, nên những thủ tục về mặt giấy tờ phục vụ công tác thanh quyết toán vừa làm vừa phải học hỏi; nguồn kinh phí chưa có hỗ trợ công tác truyền thông, một số máy móc phục vụ công tác. Tuy nhiên, với sự thành công bước đầu thí điểm HĐXH, không chỉ riêng doanh nghiệp Hưng Vũ mà những tổ chức, những CBO trên địa bàn tỉnh nên thực hiện dự án trong thời gian tới để góp phần trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Anh Nguyễn Văn Huệ - Phó giám đốc Bộ phận quan hệ đối tác và Phát triển bền vững Dự án Epic (Thuộc Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho hay, muốn mở rộng mô hình thực hiện phòng chống HIV/AIDS, Nhà nước cần đưa ra các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và hỗ trợ để các tổ chức xã hội có thể tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Bố trí nguồn lực và tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các tổ chức xã hội ký hợp đồng và sử dụng nguồn vốn trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Bởi khi chưa có cơ chế hợp đồng chính thức, tính bền vững của các DNXH còn thấp, tư cách pháp nhân nhiều CBO chưa có, năng lực chuyên môn còn hạn chế.

“Bên cạnh đó, cần có cơ chế hợp đồng và giám sát dịch vụ chặt chẽ, minh bạch để bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn công cho các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ. Nâng cao năng lực để đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và có đủ kinh nghiệm để cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách hiệu quả”, anh Huệ cho biết thêm.

Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, lũy tích người nhiễm HIV tại Đồng Nai là 5.981 người. Trong 11 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 596 người mắc mới HIV (trong đó có 228 người có hộ khẩu trong tỉnh), 16 trường hợp nhiễm HIV/AIDS tử vong, số ca mắc mới giảm 27,3% (22 ca) so với cùng kỳ 2021.

Hiện nay, toàn tỉnh đang điều trị tổ chức khám, điều trị bằng thuốc ARV hơn 5.100 bệnh nhân HIV/AIDS tại 9 cơ sở điều trị. 

Nguồn:  dongnaicdc.vn


sư kiện pride of the dreams 2022

Ngày 27/08/2022 vừa qua, Full House Đồng Nai và DNXH Hưng Vũ đã tổ chức thành công sự kiện tự hào mang tên " Pride Of The Dreams" tại Long Thành - Đồng Nai. Chương trình đươc thực hiện dưới sự tài trợ của dự án LADDERS, hỗ trợ kỹ thuật từ Trung Tâm Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống – Life Centre nằm trong chuỗi sự kiện Pride For Life . Và được thực hiện bởi CBO Full House Đồng Nai.

Chương trình được khởi hành và chở theo những ước mơ hoài bão của cộng đồng về tình yêu thương, sự thông hiểu trên hành trình được là chính mình, dám ước mơ - dám thực hiện , thể hiện cá tính của bản thân. Bên canh niềm tự hào của cộng đồng, chương trình còn mang một ý nghĩa truyền thông nâng cao nhận thức về kỳ thị giới, các thông tin chia sẻ về an toàn tình dục, các dịch vụ dự phòng, phòng chống HIV/AIDS mà Full House Đồng Nai đang hỗ trợ cho công đồng.

Thay măt BTC PRIDE OF THE DREAMS - TƯ HÀO VỀ NHỮNG GIẤC MƠ và CBO Full House Đồng Nai, Công ty TNHH Hỗ trợ Cộng đồng Hưng Vũ xin gửi lời tri ân và cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến :

- Dự án LADDERS

- LIFE Centre Vietnam - Trung Tâm Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống

- Trung Tâm Y Tế Long Thành

- Trạm Y Tế Long Thành

- Các anh chị từ các CBO : CBO Aloboy , CBO Vượt Sóng, Nhóm Xuân Hợp , CBO G-Net Biên Hòa , CBO Thanh Niên Long Khánh

- Đại diện Trung tâm ICS - LGBT Rights in VN 

- Nhà thiết kế - Model : An Nam  

- Team Tiktok : Pride_chanel

- Shop Chuẩn Pro9x 

- MC Hải Đăng

- Nhóm nhảy Sunni

- Band  Acoustic Passion

- Music Producer Trần Khắc Điền

- Thiết kế Micky Mai

- Nhóm biểu diễn DragQueen  Venus Model

- Trang điểm: Tân Chivas

- Các thành viên nhóm Full House Đồng Nai

- Chụp ảnh: Vũ Huỳnh

- Hoa hậu nhân ái 2021: Lê Huỳnh Khánh Linh

- Và toàn thể quý anh chị khách hàng đã đến tham dự và ủng hộ cho sự kiện thành công tốt đẹp.

Thay mặt BTC xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại Pride Of The Dreams 2023.


BHYT trong việc điều trị bằng thuốc ARV tại CSYT

1. Điều trị HIV bằng BHYT có lợi ích gì ?

Trả lời : hiện tại đối với cộng đồng những người nhiễm HIV/AIDS nếu như mua bảo hiểm sẽ được hưởng rất nhiều những lợi ích liên quan tới dịch vụ y tế có thể kể đến như làm xét nghiệm HIV, khám bệnh, mua thuốc ARV, thực hiện điều trị dự phòng và nhiễm trùng cơ hội, thực hiện điều trị dự phòng dành cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV,… Theo đó có thể thấy được rằng đối với những ai không nhiễm HIV thì bảo hiểm y tế đã đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Còn đối với những ai nhiễm HIV thì bảo hiểm y tế còn đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Bảo hiểm y tế sẽ giúp cho người nhiễm HIV điều trị tiếp tục ARV khi không còn có nguồn tài trợ của quốc tế nhất. Đặc biệt là khi phải điều trị ARV suốt đời và liên tục. Điều trị HIV bằng bảo hiểm y tế được biết tới là một giải pháp bền vững và lâu dài, giúp ích cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS gồm có cả ARV, những khoản chi phí điều trị, khám chữa bệnh. Bất cứ ai khi tham gia vào bảo hiểm y tế cũng đều được chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám chữa bệnh.

2.  Điều trị HIV bằng BHYT có bị lộ thông tin điều trị hay không ?

Trả lời : Người tham gia vào khám và chữa bệnh bằng BHYT sẽ không bị lộ bất cứ 1 thông tin cá nhân nào. Tất cả những thông tin sẽ được đảm bảo bí mật và đặc biệt là chắc chắn sẽ không xảy ra bất cứ 1 sự phân biệt đối xử nào.

Do hiện tại việc bảo mật tất cả thông tin cá nhân của người bệnh nói chung cũng như những người nhiễm HIV nói riêng đang được quy định từ Luật khám chữa bệnh và những quy định khác về pháp luật.

Việc người nhiễm có thẻ BHYT sẽ không làm thay đổi về quy định này. Chỉ người nhiễm và bác sĩ mới biết tình trạng nhiễm HIV, chính vì vậy sẽ không ảnh hưởng tới lộ thông tin cá nhân hoặc tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân.

Sản phẩm truyền thông được thực hiện bởi nhóm Full House Đồng Nai trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ địa phương phát triển và cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe hiệu quả, thích ứng và bền vững ( LADDERS ) do PEPFAR tài trợ thông qua USAID, được điều phối bởi Trung Tâm Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống ( Life ).

#fullhousedongnai #Life #C2P #LADDERS

#congtyhungvu #ARV #BHYT #HIV #tuvan #xetnghiemHIV


" HÃY ON PREP - VÌ AN TOÀN CỦA CHÍNH BẠN "

Thuốc PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis) điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với mục đích chính là ngăn chặn và giảm thiểu khả năng lây nhiễm cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV phụ thuộc nhiều vào mức độ tuân thủ của người sử dụng. Thời gian hiệu quả bảo vệ tối đa của PrEP khác nhau giữa PrEP uống hằng ngày và PrEP uống theo tình huống và khác nhau với các nhóm đối tượng khách hàng.

“Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế, chưa có trường hợp MSM nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo kết quả các nghiên cứu, những người sử dụng PrEP hằng ngày đạt được tỷ lệ bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên tới 99%”.

Xét nghiệm HIV là một xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng. Nếu không có H, bạn có thể sử dụng PrEP để giữ vững trạng thái âm tính của mình. Nếu bạn có H, hãy bắt đầu điều trị ARV và đạt dưới ngưỡng phát hiện để giữ sức khỏe tốt và dự phòng lây truyền HIV./.

Sản phẩm truyền thông được thực hiện bởi nhóm Full House Đồng Nai trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ địa phương phát triển và cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe hiệu quả, thích ứng và bền vững ( LADDERS ) do PEPFAR  tài trợ thông qua USAID, được điều phối bởi Trung Tâm Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống ( Life ).

Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ từ đội ngũ Nhân viên Y Tế thuộc Trạm Y tế Xã Lộc An - Long Thành.

#fullhousedongnai #life #C2P #LADDERS

#congtyhungvu #PrEP #PrEP_Tu_Hao #HIV


TALK SHOW " YÊU LÀ PREP "

Talk show YÊU LÀ PREP

Đã yêu rồi thì ngại gì không PrEP đi thôi !?

Đón xem livestream vào 13h00 ngày 17/7 trên fanpage Full House Đồng Nai.

PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Với hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV tới trên 90%, PrEP đã là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV rất hiệu quả. 

Các thử nghiệm về PrEP đã diễn ra ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiệu quả của thuốc đã được ghi nhận sau những thử nghiệm lâm sàng trên nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, người dị tính và cả những người tiêm chích ma túy. PrEP rất an toàn, không có tác dụng phụ đối với 90% người sử dụng. Tuy nhiên, một số ngưởi sử dụng PrEP cũng có thể gặp một số các tác dụng không mong muốn. Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp một số tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua lúc đầu, như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. 

Trước khi sử dụng PrEP, người dùng cần phải xét nghiệm HIV, và nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận. Người dùng đặc biệt lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.

Bạn có thể liên hệ nhóm Full House Đồng Nai hoặc cá CBO hỗ trợ cộng đồng khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để được tư vấn và đăng ký sử dụng PrEP miễn phí

HIV và sự gán nhãn

Từ ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam năm 1990, Việt Nam đã gia tăng tỷ lệ người mắc HIV rất nhanh, gây ra những chấn động lớn tới tâm lý, tư tưởng của rất nhiều người. HIV thời điểm đó, chủ đạo lây nhiễm qua các hành vi nguy cơ như tiêm chích ma túy, quan hệ mại dâm. Dần dà theo các năm, quan điểm về lây nhiễm HIV chính là những hành vi nguy cơ mang tính chất lệch chuẩn, khi ma túy và mại dâm là những vấn đề xã hội lớn, mang tính chất suy đồi đạo đức, nhân phẩm, nhất là khi Việt Nam là một nước Á Đông, còn mang nặng nhiều định kiến cũ.

Những trường hợp lây nhiễm HIV, dù là do nguyên nhân nào, cũng bị gán nhãn "con phò", "con điếm", "thằng nghiện", "thằng sì ke"... nhằm ám chỉ rằng họ là những người có những hành vi lệch chuẩn, suy đồi đạo đức nên mới bị lây nhiễm. Rồi đến hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV ngày càng được phát hiện nhiều ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Và nhiễm nhiên, HIV lại được mặc định, gán nhãn cho nhóm này.

Rất nhiều người không cần xem xét rằng người nhiễm HIV có hành vi nguy cơ hay không, là vô tình hay bị ép buộc...  mà có hành vi gán nhãn, cùng với đó là những hành động mang tính chất cố gắng xa lánh, loại bỏ người có HIV ra khỏi cộng đồng - xã hội như xúc phạm, cô lập, từ chối tiếp xúc và kích động cộng đồng cùng hành động như mình. Những người thức thời hơn, đồng cảm hơn tuy rằng không có các hành vi nặng nề, nhưng cũng thường xuyên tỏ thái độ ái ngại, tránh tiếp xúc và lơ đi người có H.

Người nhiễm HIV bị cô lập, bị xúc phạm, không phải vì họ có hành vi xấu tới cộng đồng, mà vì rất nhiều người không hiểu cơ chế lây nhiễm HIV, và khăng khăng cho rằng, chỉ cần cách ly, cô lập người có H thì sẽ không còn nguy cơ lây nhiễm HIV. Chính điều này, vô tình thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của HIV, khi rất nhiều người nhiễm HIV do các hành vi nguy cơ (tiêm chích ma túy, mại dâm, quan hệ cùng giới...) không thể hoàn lương, mất niềm tin vào cuộc sống và "ngựa quen đường cũ", tiếp tục lặp lại các hành vi nguy cơ, lôi kéo, dụ dỗ người khác nhằm "vui vẻ", "kiếm bạn" hay thậm chí là "trả thù đời". Một số người bị nhiễm H, do lo sợ bị kỳ thị, cô lập, đã giấu nhẹm về tình trạng của mình, và vô tình lây nhiễm tới người thân, người quen (QHTD không an toàn, lấy - xét nghiệm máu không an toàn...).

Và dù có những tuyên truyền, tập huấn về HIV của nhà nước, địa phương, sự thay đổi quan niệm theo hướng thức thời, hiện đại hơn của người dân, nhưng sự gán nhãn vẫn xảy ra, dù mức độ đã giảm thiểu, nhưng ảnh hưởng vẫn là rất đáng sợ.

Nguồn : internet

#fullhousedongnai

#congtyhungvu

#hiv #prep #PrEP_Tu_Hao

#xetnghiem


hưởng ứng chiến dịch " prep tự hào"

 Hưởng ứng chiến dịch

                            "PREP TỰ HÀO" 

👉 PrEP là thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Và PrEP là phương pháp dự phòng hiệu quả tương tự như sử dụng BCS. Đặc biệt, PrEP chỉ người có kết quả ÂM TÍNH với HIV mới được sử dụng. 

👉 "PrEP TỰ HÀO" là chiến dịch cổ động cộng đồng tự nguyện tham gia sử dụng PrEP với người có kết quả âm tính HIV. Bên cạnh đó, kêu gọi cộng đồng xem việc sử dụng PrEP là bình thường như chúng ta sử dụng BCS mỗi khi QHTD AN TOÀN. 

👉 Cùng chung tay đẩy lùi những định kiến, kì thị và phân biệt với việc sử dụng PrEP. 

👉 "TÔI SỬ DỤNG PREP VÌ AN TOÀN CỦA TÔI VÀ NGƯỜI TÔI YÊU" 


#Fullhousedongnai #congtyhungvu #Life 

#HIV #PrEP #duphong #PrEP_Tu_Hao 

TALK SHOW TÔI KỂ BẠN NGHE

Chương trình Talkshow “Tôi kể bạn nghe” hướng tới các bạn trong cộng đồng MSM trẻ, học sinh sinh viên từ 18 đến 26 tuổi  đang sử dụng dịch vụ PrEP tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mục tiêu của chương trình là truyền thông nâng cao nhận thức xóa bỏ kỳ thị và phân biệt  đối xử với người sử dụng PREP từ chính cộng đồng và những người xung quanh.

Theo chỉ số quốc gia về PrEP tính đến 30/4/2022 Việt Nam có 8.842 khách hàng đăng ký mới sử dụng PrEP. Nhưng có đến hơn 4.324 khách hang dừng hoặc bỏ việc điều trị PrEP trên tổng số 24.330 khách hàng đang dùng PrEP. Và trong số những nguyên nhân chính mà khách hàng dừng hoặc bỏ sử dụng PrEP chính từ những rào cản trong việc kỳ thị và phân biệt đối xử. Từ đó dẫn đến việc thiếu kiến thức đúng về PrEP cho cộng đồng, gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao. Chương trình “Tôi kể bạn nghe” không chỉ nâng cao nhận thức của chính cộng đồng đích xóa bỏ rào cản của việc tự kỳ thị, kỳ thị - phân biệt đối xử người sử dụng PrEP trong cộng đồng, mà còn cần lan tỏa đến các cộng đồng xung quanh để việc sử dụng PrEP bình thường hóa như việc “mỗi buổi sáng thức dậy và đánh răng”. 

Thông qua chương trình, Ban tổ chức KÊU GỌI ĐÓNG GÓP CÂU TRUYỆN của chính bạn, hoặc câu truyện về kì thị, phân biệt đối sử với việc dùng PrEP mà bạn biết. Những chia sẻ của các bạn, sẽ góp 1 phần cho việc xóa bỏ kì thị, phân biệt đối xử với người dùng PrEP. 

Chung tay " Vì một cộng đồng an toàn trong tình dục". 

Mọi đóng góp câu truyện xin gửi về : 

Zalo : 0785 413 793

SĐT : 0961 489 169

Email : fullhouse.group2019@gmail.com