BHYT trong việc điều trị bằng thuốc ARV tại CSYT

1. Điều trị HIV bằng BHYT có lợi ích gì ?

Trả lời : hiện tại đối với cộng đồng những người nhiễm HIV/AIDS nếu như mua bảo hiểm sẽ được hưởng rất nhiều những lợi ích liên quan tới dịch vụ y tế có thể kể đến như làm xét nghiệm HIV, khám bệnh, mua thuốc ARV, thực hiện điều trị dự phòng và nhiễm trùng cơ hội, thực hiện điều trị dự phòng dành cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV,… Theo đó có thể thấy được rằng đối với những ai không nhiễm HIV thì bảo hiểm y tế đã đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Còn đối với những ai nhiễm HIV thì bảo hiểm y tế còn đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Bảo hiểm y tế sẽ giúp cho người nhiễm HIV điều trị tiếp tục ARV khi không còn có nguồn tài trợ của quốc tế nhất. Đặc biệt là khi phải điều trị ARV suốt đời và liên tục. Điều trị HIV bằng bảo hiểm y tế được biết tới là một giải pháp bền vững và lâu dài, giúp ích cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS gồm có cả ARV, những khoản chi phí điều trị, khám chữa bệnh. Bất cứ ai khi tham gia vào bảo hiểm y tế cũng đều được chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám chữa bệnh.

2.  Điều trị HIV bằng BHYT có bị lộ thông tin điều trị hay không ?

Trả lời : Người tham gia vào khám và chữa bệnh bằng BHYT sẽ không bị lộ bất cứ 1 thông tin cá nhân nào. Tất cả những thông tin sẽ được đảm bảo bí mật và đặc biệt là chắc chắn sẽ không xảy ra bất cứ 1 sự phân biệt đối xử nào.

Do hiện tại việc bảo mật tất cả thông tin cá nhân của người bệnh nói chung cũng như những người nhiễm HIV nói riêng đang được quy định từ Luật khám chữa bệnh và những quy định khác về pháp luật.

Việc người nhiễm có thẻ BHYT sẽ không làm thay đổi về quy định này. Chỉ người nhiễm và bác sĩ mới biết tình trạng nhiễm HIV, chính vì vậy sẽ không ảnh hưởng tới lộ thông tin cá nhân hoặc tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân.

Sản phẩm truyền thông được thực hiện bởi nhóm Full House Đồng Nai trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ địa phương phát triển và cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe hiệu quả, thích ứng và bền vững ( LADDERS ) do PEPFAR tài trợ thông qua USAID, được điều phối bởi Trung Tâm Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống ( Life ).

#fullhousedongnai #Life #C2P #LADDERS

#congtyhungvu #ARV #BHYT #HIV #tuvan #xetnghiemHIV


Tiêu chảy ở người nhiễm HIV

Tiêu chảy ở người nhiễm HIV gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó hậu quả chính là mất nước, thiếu hụt điện giải và suy dinh dưỡng. Mất nước điện giải nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

1. Tiêu chảy HIV như thế nào?

1.1. Định nghĩa

Tiêu chảy tức là hiện tượng đi ngoài quá nhiều lần trong 1 ngày, kèm theo đó là dấu hiệu ở phân như có mùi khó chịu, chua, sủi bọt hoặc có thể là kèm theo máu. Căn bệnh này có thể khiến người bị nhiễm HIV nhanh chóng kiệt quệ sức lực, héo mòn. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở người bị HIV là do nhiễm trùng đường ruột, ký sinh trùng và virus gây nên. Đây cũng được biết đến là nhiễm trùng cơ hội liên quan đến AIDS do tác dụng phụ khi người bị nhiễm HIV sử dụng một số loại thuốc.

1.3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh

Tiêu chảy không rõ ràng, có thể đi phân lỏng 1-2 lần/ngày, hoặc có khi vài ba ngày mới có triệu chứng đi ngoài phân lỏng

Đau bụng, có thể đi ngoài phân có máu. Triệu chứng này xảy ra khác nhau ở từng người về tần suất xuất hiện.

Các triệu chứng khác như sốt, đau khớp, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, viêm họng hay phát ban. Các triệu chứng này thường kéo dài hàng tuần. Điều này khiến người bị nhiễm HIV suy giảm hệ miễn dịch, có thể bị nhiễm trùng cơ hội.

Ở giai đoạn muộn, do hệ miễn dịch suy giảm, người bệnh bị nhiễm trùng cơ hội, có thể nhiễm khuẩn tiêu hóa với triệu chứng tiêu chảy kéo dài, mỗi ngày vài lần có thể kéo dài hàng tháng khiến người bệnh bị suy kiệt.

2. Cách điều trị tiêu chảy ở người HIV

Trước tiên, cần phải xác định xem bệnh nhân có bị mất nước và điện giải hay không, thông qua những dấu hiệu sau:

Khát nước.

Da nhăn nheo lâu sau khi véo da (dấu hiệu Casper), môi se, mặt hốc hác.

Ở trẻ em nếu còn thóp, thì thóp lõm xuống, trẻ quấy khóc, vật vã (Trẻ còn bú, đi ngoài từ 2-4 lần/ngày, nếu vượt gấp rưỡi hoặc hơn là trẻ bị tiêu chảy).

Sụt cân, nhiều trường hợp mất nước nặng có thể sút từ 5-10% trọng lượng cơ thể.

Mạch nhanh, có thể bị tụt huyết áp.

Tiêu chảy HIV là bệnh rất nguy hiểm, bởi vậy cách điều trị đúng thời điểm, hợp lý là cách duy nhất cứu sống người nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV bị tiêu chảy bị mất nước và điện giải. Vậy nên việc bổ sung nước là điều quan trọng đầu tiên trong quá trình xử trí căn bệnh nguy hiểm này.

Uống Oresol (gói bột điện giải), pha một gói với một lít nước nguội, nếu pha không đúng quy định sẽ không phát huy hết tác dụng của thuốc. Khuấy kỹ và đều dung dịch cho tan hết trong nước, uống thay nước, từ 1-3 gói/ngày.

Không kiêng ăn: Đối với bệnh nhân tiêu chảy cần ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để giữ sức khoẻ và chống sụt cân. Nên ăn thức ăn đủ dinh dưỡng như hỗn hợp gạo và đậu, hoặc hỗn hợp của gạo với thịt hoặc cá. Bổ sung dầu ăn vào thức ăn để tăng năng lượng. Những sản phẩm từ sữa, chuối, trứng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho bệnh nhân. Nên khuyến khích người nhiễm HIV bị tiêu chảy ăn nhiều, chia thành nhiều bữa trong ngày. Bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt. Với trẻ nên chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn nhiều lần trong một ngày để dễ tiêu hoá.

Trong trường hợp nếu người nhà bệnh nhân phát hiện người bệnh nhiễm HIV bị tiêu chảy, cần phải đưa đến ngay bệnh viện trong các trường hợp sau:

Cảm thấy rất khát.

Bị kích thích vật vã, sốt nhiều, hoặc thờ ơ với ngoại cảnh.

Không ăn uống được bình thường.

Thấy tình trạng sức khoẻ chung bị giảm sút.

Đi ngoài trên 10 lần/ngày.

Có máu trong phân.

Tiêu chảy kéo dài.

Bị nôn mửa nhiều lần.

Để phòng tránh hội chứng tiêu chảy đối với người nhiễm HIV, cần chủ động làm tốt những bước giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống.

Khám bệnh

Nếu cảm thấy rất khát, bị kích thích vật vã, sốt nhiều, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời

Cụ thể, người nhiễm HIV cần ăn những thức ăn được rửa sạch, nấu chín, chế biến đúng quy cách, không ăn đồ sống, tái, thức ăn để lâu; luôn uống nước đã đun sôi, đảm bảo nguồn nước sạch; rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, sau khi tắm rửa cho người ốm, sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn.

Không chỉ điều trị bệnh, những người nhiễm HIV cần chú ý bảo vệ sức khỏe mình trong những ngày bình thường để tránh làm cho hệ miễn dịch suy giảm các vi khuẩn có cơ hội lây lan. Người nhiễm HIV cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, uống nước đun sôi, ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh. Chỉ có như vậy mới tự bảo vệ được bản thân và không lây nhiễm bệnh tật cho người khác.


Uống ARV bao lâu thì kháng thuốc, xét nghiệm âm tính? Uống trễ giờ hoặc quên 1 ngày sao không?

Uống ARV bao lâu thì kháng thuốc, xét nghiệm âm tính? Uống trễ giờ hoặc quên 1 ngày sao không?

Uống ARV bao lâu thì kháng thuốc, xét nghiệm âm tính? Uống trễ giờ hoặc quên 1 ngày sao không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nói đến nhóm thuốc giúp kháng virus HIV được sử dụng phổ biến ở Việt Nam thì không thể không nói đến ARV. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại thuốc này cũng như những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc.

Uống ARV bao lâu thì bị kháng thuốc?

Khi bị nhiễm HIV, người ta thường sử dụng thuốc ARV để ức chế sự phát triển của virus. Loại thuốc này gồm có 3 nhóm chính, người bệnh bắt buộc phải dùng kết hợp cả 3 thì mới thấy được kết quả điều trị.

Dùng thuốc ARV, người bệnh không chỉ được kéo dài sự sống mà còn giúp làm chậm quá trình tiến triển từ HIV sang giai đoạn AIDS, ngăn chặn tối đa căn bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Người mắc căn bệnh HIV nếu tuân thủ sử dụng thuốc ARV trong vòng 3 tháng sẽ khiến cho số lượng virus suy giảm đáng kể. Không chỉ vậy, khả năng lây nhiễm HIV cho người khác cũng thấp hơn nhiều. Nếu dùng uống ARV từ 6 tháng đến 1 năm thì virus HIV sẽ bị ức chế và nồng độ HIV thuyên giảm đáng kể, thậm chí đến mức không thể phát hiện được sự tồn tại của HIV.

Tuy nhiên, nếu người bệnh ngừng uống thuốc, số lượng virus sẽ được nhân lên rất nhiều và gây nguy cơ kháng thuốc. Từ đó, việc điều trị bệnh sau này trở nên rất khó khăn. Có 3 kiểu kháng thuốc ARV thông thường:

Kháng thuốc kiểu hình: Số lượng HIV bị nhân lên đáng kể trong ống nghiệm khi dùng thêm thuốc.

Kháng lâm sàng: Mặc dù bạn vẫn duy trì sử dụng ARV đều đặn nhưng virus HIV vẫn được nhân lên rất nhanh.

Kháng thuốc kiểu gen: Mã di truyền của virus HIV có sự đột biến và liên quan tới sự kháng thuốc.

Uống ARV bao lâu thì xét nghiệm âm tính?

Bên cạnh vấn đề uống ARV bao lâu thì bị kháng thuốc, thuốc có chữa khỏi được HIV không thì rất nhiều người cũng luôn đặt ra câu hỏi rằng uống ARV bao lâu thì xét nghiệm âm tính.

Căn bệnh HIV hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể giúp chữa dứt điểm . Việc duy trì sử dụng thuốc cũng chỉ giúp bệnh nhân ức chế để virus HIV không phát triển mạnh hơn. Chính vì lẽ đó, khi bị HIV, bạn cần phải dùng thuốc ARV suốt đời. Nếu như bạn quên sử dụng hay sử dụng bỏ dở giữa chừng thì rất nguy hiểm, thậm chí là bị tử vong.

Uống thuốc ARV trễ giờ hoặc quên 1 ngày có sao không?

Như đã nói ở trên, trong trường hợp người bệnh quên uống thuốc hoặc uống thuốc trễ giờ thì cơ thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng rủi ro. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng nếu lỡ may quên dùng thuốc 1 ngày. Lúc này, bạn cần phải bổ sung ngay lập tức. Đối với liều tiếp theo thì vẫn uống thuốc bình thường.

Tuy nhiên, nếu như khoảng thời gian uống liều ARV kế tiếp ở dưới 12 tiếng thì bạn không được uống thêm liều nữa như trong lịch trình cũ. Bạn cần phải chờ đến 4 tiếng sau mới nên sử dụng lại. Giả sử nếu bạn quên hơn 2 liều một tuần thì cần phải đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa đưa ra lộ trình hướng dẫn chi tiết để bệnh không trầm trọng thêm.

Tuy rằng việc uống ARV trễ giờ hoặc quên sử dụng 1 ngày không để lại nhiều hậu quả khó lường nhưng nếu bạn quên dùng thuốc quá nhiều lần thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Sử dụng thuốc trễ giờ, quên không uống thuốc sẽ khiến cho nồng độ thuốc ở hồng cầu bị hạ thấp. Từ đó, các virus HIV sẽ phát triển, nhân rộng và kháng lại thuốc. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Muốn không quên uống thuốc ARV cũng như căn giờ để uống thuốc điều trị, bạn có thể đặt báo thức để nhắc nhở bản thân hoặc cũng có thể viết lịch uống thuốc để theo dõi hàng ngày. Khi sử dụng thuốc, bạn phải luôn tâm niệm tuyệt đối không được bỏ quên việc uống thuốc. Nếu không, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề rất nguy hiểm.

Uống ARV bao lâu mới được ăn, có được uống rượu bia không?

Trong trường hợp người nhiễm HIV bị ngộ độc thực phẩm thì tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ rất nhiều. Bởi lẽ lúc này, virus HIV tác động và nhanh chóng làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy, việc tuân thủ chế độ ăn uống là điều rất quan trọng.

Thông thường, để việc uống thuốc ARV không gây phản ứng tiêu cực với thức ăn thì bạn cần sử dụng cách bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng. Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

Tăng cường ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên chất chứa nhiều vitamin A, vitamin E như súp lơ, rau cần tây, các loại cá…

Chỉ sử dụng mỗi thịt nạc, không nên ăn thịt nhiều mỡ và tránh xa thực phẩm chứa nhiều chất béo.

Hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng các loại nước ngọt, bánh kẹo, đồ ngọt, nước uống có hàm lượng đường cao.

Xây dựng chế độ ăn giàu chất đạm, khoáng chất và vitamin.

Ngoài ra, khi uống thuốc ARV, bạn không được uống nhiều rượu bia. Bởi lẽ, khi người bệnh dùng kết hợp thuốc với các loại đồ uống có cồn sẽ gây nên nhiều phản ứng không tốt đối với sức khỏe. Thậm chí, người bệnh có thể bị tử vong khi vừa dùng rượu bia, vừa dùng thêm thuốc ARV và Didanosine.

Có thể nói rằng, thuốc ARV không chỉ giúp ngăn chặn sự phát triển nặng hơn của căn bệnh HIV thế kỷ mà còn giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Mặc dù vậy, thuốc cũng để lại nhiều nguy hiểm khó lường nếu như bạn không biết cách sử dụng hoặc sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải quyết được vấn đề uống ARV bao lâu thì kháng thuốc, xét nghiệm âm tính? Uống trễ giờ hoặc quên 1 ngày sao không? Hy vọng những thông tin quan trọng này sẽ giúp cho bạn có ý thức sử dụng thuốc sao cho hợp lý. Có như vậy thì việc hỗ trợ điều trị bệnh lý HIV mới đạt kết quả tốt và bạn sẽ kéo dài được tuổi thọ, sự sống của mình.


Lợi ích của việc thường xuyên tầm soát HIV

Sớm biết được tình trạng nhiễm chính xác của bản thân  mà kịp thời điều trị

Giúp an toàn cho cho bản thân và  an toàn cho người ấy hoặc bạn tình

HIV không còn đáng sợ và được xem là một bệnh mãn tính bình thường

Chỉ cần tuân thủ điều trị Arv giúp ức chế tải lượng virut giúp cho sức khỏe của bạn được tốt hơn và an toàn hơn cho bạn tình

Có phải bạn lo lắng và muốn được hỗ trợ  đồng thời giải đáp những lo lắng của bạn ?

Hãy đến với Full House Đồng Nai sẽ hổ trợ bạn những lo lắng này và cùng đồng hành cùng bạn trong mọi hoàn cảnh

#FULLHOUSE #PREP #PEP #XETNGHIEMHIV

An tâm – Thấu hiểu – Bảo Mật – Sẻ chia

Thông tin chi tiết mọi người liên hệ về nhóm nhé

Full House Group

Đồng Nai: Lý Thái Tổ, Xã Phước Thiền, Nhơn trạch

 0394 397 052


HIV TRUNG TÍNH LÀ GÌ ?

Được hiểu là trạng thái người nhiễm HIV không thể lây cho người khác,qua đường tình dục . Khi người nhiễm tuân thủ điểu trị Arv giúp ức chế tải lượng vi rút , và dự phòng trước phơi nhiễm – PrEP- đối với người âm tính để hướng đến không phát hiện = không lây truyền như vậy khi người nhiễm tuân thủ điều trị HIV chưa đạt được ức chế tải lượng vi rút nên có các biện pháp dự phòng an toàn như: sử dụng PrEP , bao cao su trong quan hệ tình dục .Vì thế khi tuân thủ đạt dưới ngưỡng phát hiện và có các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục,hướng đến HIV trung tính giúp cho Người nhiễm sẽ một lối sống , an toàn lành mạnh và hòa nhập bình thường với cộng đồng hơn. HIV không còn trở ngại khi duy trì HIV trung tính sẽ có một cuộc sống tốt hơn .

#HIVTRUNGTINH  #Fullhouse #XetnghiemHIV

#fullhouse #HIV #Phuongphapcaytebaocuonroi #xetnghiemHIV

-------An tâm – Thấu hiểu – Bảo Mật – Sẻ chia -------

Thông tin chi tiết mn liên hệ về nhóm nhé

Full House Group

Đồng Nai: Lý Thái Tổ, Xã Phước Thiền, Nhơn trạch

0394 397 052


LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT HIV ĐỊNH KỲ

Trong cộng đồng hiện nay, tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng. Đang được xem là đáng báo động vì độ tuổi nhiễm HIV ở nhóm (MSM) ngày càng trẻ hóa, vì vậy việc đi  xét nghiệm HIV định kỳ được xem. Là việc cần phải làm ở các cặp đôi trong cộng đồng .

Thứ nhất biết được tình trạng nhiễm của bản thân và bạn tình

Thứ hai tuân thủ sử dụng ARV  dưới ngưỡng dưới tải lượng và Giúp hạn chế lây nhiễm cho cộng đồng

Thứ ba có các biện pháp an toàn khi và đảm bảo

K=K (không phát hiện =không lây truyền ) bằng việc người có H tuân thủ ARV dưới ngưỡng và dự phòng PrEP đối với bạn tình (âm tính) với HIV

Cuối cùng việc xét nghiệm HIV định kỳ giúp an toàn cho bản thân và bạn tình nhằm mở ra một cộng đồng lành mạnh với việc tuân thủ ARV dật dưới ngưỡng và dự phòng PrEP giúp cho Người có H có một cuộc sống tốt hơn và hy vọng ở tương lai không xa sẽ có phương pháp điều trị khỏi HIV.

        #FULLHOUSE #PREP #PEP #XETNGHIEMHIV

-------An tâm – Thấu hiểu – Bảo Mật – Sẻ chia -------

Thông tin chi tiết  mọi người liên hệ về nhóm nhé

Full House Group

Đồng Nai: Lý Thái Tổ, Xã Phước Thiền, Nhơn trạch

 0394 397 052